Đây được coi là câu hỏi Olympia có nội dung “thiếu nghiêm túc” nhất trong suốt lịch sử 25 năm
Câu hỏi đó có nội dung gì?
- Đang nằm xoài ra đất ăn vạ, nhìn thấy thứ bà nội cầm trên tay, cô bé 2 tuổi có phản ứng khiến mọi người cười rũ rượi
- Tập phim “Sex and the City” này thực sự đã khiến tôi tỉnh ngộ: Đây chính là lý do con gái tôi lúc nào cũng cáu bẳn với bố mẹ!
- Một ứng viên làm đơn xin rút công nhận chức danh Phó giáo sư
Sau 24 mùa phát sóng và tới nay là năm thứ 25, Đường Lên Đỉnh Olympia vẫn giữ vững ngôi vị sân chơi trí tuệ số một dành cho học sinh cấp 3 trên toàn quốc. Chương trình không chỉ là nơi để các bạn trẻ thể hiện kiến thức mà còn là thử thách đầy hấp dẫn với những câu hỏi hóc búa, đòi hỏi sự tư duy sắc bén.
Tuy nhiên, bên cạnh những câu hỏi học thuật, chương trình cũng xuất hiện một số câu hỏi mẹo hoặc câu hỏi xã hội, đòi hỏi sự tinh ý và nhanh nhạy của thí sinh. Áp lực thi đấu có thể khiến các bạn dễ mắc bẫy trong những câu hỏi như vậy. Có người cho rằng những câu hỏi như vậy có thể kiểm tra kiến thức toàn diện của thí sinh, tuy nhiên cũng có một số ý kiến cho rằng có không ít câu hỏi trong chương trình hơi lệch so với mục tiêu kiểm tra kiến thức, gây ra những tranh cãi không đáng có.
Cụ thể, câu hỏi Về đích của thí sinh Công Phúc trong cuộc thi Tuần 2 Tháng 1 Quý 1 năm 2020 đã có nội dung bị khán giả cho là nằm ngoài kiến thức phổ thông lẫn văn hóa xã hội.
Nội dung câu hỏi như sau: “Trong series ‘Các nhà vô địch giờ ra sao?’ của chương trình Đường Lên Đỉnh Olympia năm 20, nhà cựu vô địch nào có biệt danh vui là ‘ông tổ nghề rửa bát’?”.
Câu hỏi 10 điểm này đã khiến tất cả các thí sinh tham gia trận thi đó, cùng khán giả có mặt trong trường quay đều “đứng hình”. Sau vài giây chần chừ, Công Phúc đã đưa ra câu trả lời một cách không chắc chắn cho câu hỏi này là “Phan Đăng Nhật Minh”. Dĩ nhiên, đây là đáp án sai và cả 3 thí sinh khác cũng không đưa ra được câu trả lời.
Đáp án sau đó đã được MC Diệp Chi công bố là “Phan Minh Đức – nhà vô địch năm thứ 10”. Nữ MC cũng nhanh chóng giải thích thêm: “Một câu hỏi không đòi hỏi kiến thức học thuật nhưng thử thách tình yêu và kiến thức về Olympia của chúng ta”.
Sau khi lên sóng, dư luận đã nổ ra nhiều ý kiến trái chiều về câu hỏi này. Phần lớn khán giả cho rằng đây là một câu hỏi không nên xuất hiện trong cuộc thi kiến thức như Olympia vì nó tuy vui nhưng không phù hợp, thậm chí làm ảnh hưởng đến điểm thi của thí sinh.
Một số bình luận ở dưới video về phần thi:
– Hỏi kiểu gì vậy trời, quá đánh đố thí sinh. Các em phải lo học hành, mở rộng kiến thức xã hội, đâu có quan tâm được đến những chi tiết nhỏ nhặt của chương trình như vậy.
– Có tìm hiểu thì các thí sinh cũng tìm hiểu về danh nhân, nhân vật lịch sử… ai biết được giờ còn phải bổ sung kiến thức về lịch sử chương trình Đường Lên Đỉnh Olympia nữa.
– Ngân hàng câu hỏi của Olympia cạn rồi hay sao ấy nhỉ?
– Mình nghĩ đây là một câu hỏi thiếu nghiêm túc, không nên có trong chương trình.
Đã hơn 4 năm trôi qua nhưng mỗi khi nhắc đến chủ đề các câu hỏi gây tranh cãi trong Olympia thì câu này lại được xướng tên đầu tiên. Và có lẽ cho đến giờ, không ít người vẫn không khỏi thắc mắc về việc tại sao chương trình lại thêm câu này vào bộ câu hỏi, đặc biệt là ở một phần thi rất quan trọng như phần thi Về đích.
Còn bạn, bạn nghĩ sao về câu hỏi này?
Tổng hợp
bài đăng cùng chuyên mục
Không có bài viết nào được tìm thấy.