Đại học Kinh tế Quốc dân khác gì với Trường Đại học Kinh tế Quốc dân?

Lam Giang, 01:10 16/11/2024
Đại học Kinh tế Quốc dân trở thành Đại học thứ 9 của Việt Nam.

Ngày 15/11, Trường Đại học (ĐH) Kinh tế Quốc dân được chuyển thành ĐH Kinh tế Quốc dân theo quyết định số 1386/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. ĐH Kinh tế Quốc dân là đơn vị sự nghiệp công lập, cơ sở giáo dục ĐH công lập trực thuộc Bộ GD&ĐT, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng, quyết định nêu rõ.

ĐH Kinh tế Quốc dân thực hiện tổ chức lại cơ cấu tổ chức và hoạt động trên cơ sở Trường ĐH Kinh tế Quốc dân theo quy định của Luật Giáo dục ĐH và quy định pháp luật có liên quan.

Hội đồng trường, Chủ tịch Hội đồng trường, Hiệu trưởng của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo các quy định hiện hành cho đến khi bộ trưởng Bộ GD&ĐT quyết định thành lập Hội đồng ĐH, công nhận chủ tịch Hội đồng ĐH và công nhận giám đốc ĐH Kinh tế Quốc dân theo quy định của pháp luật.

Trước đó vào đầu năm 2024, ĐH Kinh tế Quốc dân đã thành lập 3 trường trực thuộc là Trường ĐH Kinh tế và Quản lý công, Trường ĐH Kinh doanh và Trường ĐH Công nghệ.

Thông tin này đã nhận được sự quan tâm lớn của dư luận. Tuy nhiên, rất nhiều người chưa nắm được, ĐH Kinh tế Quốc dân và Trường ĐH Kinh tế Quốc dân khác nhau như thế nào?

Đại học Kinh tế Quốc dân khác gì với Trường Đại học Kinh tế Quốc dân? - Ảnh 1.

ĐH Kinh tế Quốc dân là ĐH thứ 9 của Việt Nam.

Theo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục ĐH năm 2018, thì: 

Về cơ bản, Trường ĐH là cơ sở giáo dục ĐH đào tạo, nghiên cứu nhiều ngành còn ĐH là cơ sở giáo dục ĐH đào tạo, nghiên cứu nhiều lĩnh vực; các đơn vị cấu thành ĐH cùng thống nhất thực hiện mục tiêu, sứ mạng, nhiệm vụ chung.

Trong ĐH sẽ có đơn vị thành viên là trường ĐH, viện nghiên cứu có tư cách pháp nhân, do Thủ tướng Chính phủ thành lập, cho phép thành lập theo quy định của pháp luật; ĐH được tự chủ trong tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của ĐH.

Điều kiện để chuyển từ Trường ĐH lên ĐH là gì?

Theo nghị định 99/2019/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH, các trường phải đáp ứng các điều kiện sau thì được chuyển từ Trường ĐH lên ĐH: 

– Trường ĐH đã được công nhận đạt chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục đại học bởi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp.

– Có ít nhất ba trường thuộc Trường ĐH được thành lập theo quy định; có ít nhất 10 ngành đào tạo đến trình độ tiến sĩ; có quy mô đào tạo chính quy trên 15.000 người.

– Có ý kiến chấp thuận của cơ quan quản lý trực tiếp đối với trường đại học công lập; có sự đồng thuận của các nhà đầu tư đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp đối với trường đại học tư thục, trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.

Như vậy tính đến hiện tại, ĐH Kinh tế Quốc dân trở thành ĐH thứ 9 của Việt Nam cùng các ĐH khác như: ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.HCM, ĐH Thái Nguyên, ĐH Huế, ĐH Đà Nẵng, ĐH Bách khoa Hà Nội và ĐH Kinh tế TP.HCM, Đại học Duy Tân.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Video nổi bật trong tuần

Kỳ Duyên lên tiếng chi tiết “được ưu ái” gây bàn tán tại Chung kết Miss Universe

Kỳ Duyên lên tiếng chi tiết “được ưu ái” gây bàn tán tại Chung kết Miss Universe
Cận cảnh nhan sắc “búp bê barbie sống” Đan Mạch đăng quang Miss Universe 2024
Lịch trình làm việc của Thanh Thủy sau khi đăng quang Miss International
Người đẹp châu Á duy nhất được gọi tên trong Top 5 Miss Universe 2024
Hoà Minzy đăng video thừa nhận: “Xin lỗi khán giả, không thể lừa dối mọi người thêm nữa”

bài đăng cùng chuyên mục

Không có bài viết nào được tìm thấy.