Xôn xao thông tin đến Thái Lan du khách phải mất thêm phí nhập cảnh, ai sắp đi du lịch cần lưu ý ngay
Xôn xao thông tin đến Thái Lan du khách phải mất thêm phí nhập cảnh, ai sắp đi du lịch cần lưu ý ngay.
- 3 con giáp may mắn năm Ất Tỵ 2025: Thuận buồm xuôi gió, vạn sự như ý, đón tài đón lộc
- 3 năm vắng bóng, Lý Tử Thất vẫn giữ vững ngôi vương với 500 triệu view trong 3 ngày và đây là 4 phẩm chất mà người theo đuổi thành công nên học hỏi
- 3 hiện tượng mạng xứ Trung bây giờ ra sao: Lý Tử Thất tái xuất vang dội, 1 nhân vật rớt view thê thảm
Từ lâu, Thái Lan đã trở thành điểm đến không thể bỏ qua của du khách khắp nơi, với những bãi biển tuyệt đẹp, ẩm thực phong phú, và nền văn hóa độc đáo. Tuy nhiên, nếu bạn đang lên kế hoạch ghé thăm Thái Lan trong thời gian sắp tới có thể bạn sẽ cần xem xét lại ngân sách bởi việc “chạm chân” đến Thái có thể sẽ không còn hoàn toàn miễn phí. Mới đây, Bộ trưởng Du lịch và Thể thao Thái Lan, ông Sorawong Thienthong, đã công bố kế hoạch thu thuế mới với các du khách có tên “thuế đi lại” sẽ được trình lên Nội các Thái Lan để phê duyệt trong quý đầu tiên của năm 2025.
“Phí hạ cánh” gây xôn xao một thời của Thái Lan nay đã được đổi tên thành thuế du lịch và dự kiến sẽ chính thức áp dụng từ giữa năm 2025. (Ảnh:
Theo kế hoạch, du khách quốc tế nhập cảnh bằng đường hàng không sẽ là nhóm đầu tiên phải chịu thuế ngay khi chính sách này có hiệu lực. Mức thuế được đề xuất là 300 baht (khoảng 221.000 đồng) cho hành khách đến bằng máy bay và 150 baht (110.500 đồng) cho những người đến bằng đường bộ hoặc đường thủy.
Mức chi phí mà du khách nước ngoài phải nộp khi đặt chân đến thái Lan du lịch.
Thực tế, “phí hạ cánh”, một ý tưởng đã được phê duyệt vào tháng 2 năm 2023 dưới thời cựu Thủ tướng Prayut Chan-o-cha, đã vấp phải làn sóng phản đối mạnh mẽ do những lo ngại về tác động tiêu cực đến ngành du lịch. Sau khi chính sách này bị hủy bỏ vào tháng 6 năm nay dưới sự lãnh đạo của cựu Thủ tướng Srettha Thavisin, chính phủ hiện tại dưới thời Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra đã quyết tâm khôi phục lại kế hoạch, với tên gọi mới “thuế đi lại”.
Một phần doanh thu thu được từ thuế sẽ được sử dụng để mua bảo hiểm cho người nước ngoài, trong khi phần còn lại sẽ được bổ sung vào quỹ phát triển du lịch, nhằm cải thiện các điểm tham quan và nâng cao chất lượng dịch vụ. Chính phủ Thái Lan cũng cho biết, sau giai đoạn đầu tiên, họ có thể điều chỉnh mức thuế đối với khách đến qua đường bộ và đường biển, nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các phương thức di chuyển.
Chính sách thuế này không áp dụng cho một số nhóm người, bao gồm những người nắm giữ hộ chiếu ngoại giao hoặc công vụ, trẻ em dưới 2 tuổi, khách du lịch một ngày và hành khách quá cảnh hoặc nằm trong những trường hợp đặc biệt khác…
Khoản phí 300 baht, mặc dù không lớn, nhưng có thể vẫn sẽ tác động phần nào đến tâm lý đi du lịch của một sô du khách đang lên kế hoạch cho chuyến đi ngắn ngày hoặc ưa chuộng du lịch tiết kiệm. Ngược lại, việc áp dụng phí này cũng có thể khuyến khích những chuyến thăm dài hơn, mang tính chủ đích hơn, đặc biệt với những du khách tìm kiếm trải nghiệm phong phú và đa dạng trong thời gian lưu trú. Điều này có thể góp phần vào việc nâng cao chất lượng du lịch, thu hút những khách du lịch muốn trải nghiệm văn hóa và cảnh quan địa phương một cách sâu sắc hơn.
Không ít người thắc mắc thậm chí là tranh luận về vấn đề thu “thuế đi lại” ở Thái Lan. Tuy nhiên, lâu nay vẫn có hàng chục quốc gia đã áp dụng thu thuế du khách và tùy mỗi điểm đến, lý do áp dụng thuế du lịch sẽ khác nhau. Nếu bạn từng đi du lịch nước ngoài, rất có thể bạn đã nộp loại trả thuế này mà không hay biết, vì đôi khi nó được tính vào vé máy bay hoặc tiền thuế bạn phải trả tại khách sạn. Chẳng hạn ở thành phố Barcelona (Tây Ban Nha), Venice (Ý) và Bali (Indonesia) du khách cũng phải nộp thuế du lịch hay tại Nhật Bản, bạn phải trả thuế khi rời khỏi đất nước của họ.
“Nhân năm mươi, quả sáu mươi”: Tuổi già có tốt hay không phụ thuộc vào sự lựa chọn ở tuổi trung niên
Mọi thứ trong cuộc sống đều có mối liên hệ với nhau.
bài đăng cùng chuyên mục
Không có bài viết nào được tìm thấy.