Chẳng cần suốt ngày ra rả kể công, cha mẹ hiểu được 3 điều này thì con cái tự khắc hiếu thảo, tuổi già được hưởng phúc!
Để con cái hiếu thảo, chúng ta cần bắt đầu từ 3 điều dưới đây.
- Đang nằm xoài ra đất ăn vạ, nhìn thấy thứ bà nội cầm trên tay, cô bé 2 tuổi có phản ứng khiến mọi người cười rũ rượi
- Tập phim “Sex and the City” này thực sự đã khiến tôi tỉnh ngộ: Đây chính là lý do con gái tôi lúc nào cũng cáu bẳn với bố mẹ!
- Một ứng viên làm đơn xin rút công nhận chức danh Phó giáo sư
Con cái hiếu thảo là mong ước của mỗi bậc cha mẹ. Thế nhưng, làm sao để đạt được mục tiêu này? Liệu có phải cứ ngày ngày ra rả nhắc nhở: “Con phải biết ơn”, “Bố mẹ đã rất vất vả”, “Bố mẹ đã hy sinh nhiều cho con?”,…
Thực chất, chỉ cần cha mẹ hiểu và thực hiện được 3 điều này, thì ắt sẽ nuôi dạy được những đứa con hiếu thảo.
1. Quan niệm giáo dục gia đình đúng đắn
Có một câu nói rằng: “Trời là nguồn gốc của con người; cha mẹ là gốc rễ của con người”. Câu này cho thấy nguồn gốc sự hiếu thảo của con cái nằm ở cha mẹ, đặc biệt là trong quan niệm giáo dục của cha mẹ.
Trước hết, chúng ta cần xây dựng giá trị quan đúng đắn.
Một nhà văn từng nói: “Cuộc đời như giấc mộng, nhưng tình cảm tôi trao là chân thật. Thế giới đã yêu tôi trước, tôi không thể không yêu lại nó”.
Chúng ta cần dạy con cái học cách biết ơn, trân trọng những gì thế giới ban tặng. Chúng ta có thể đưa con đi thăm các vùng khó khăn hoặc viện dưỡng lão, để con thấy được các hoàn cảnh sống và thái độ khác nhau; chúng ta cũng có thể cùng con tham gia các hoạt động công ích hoặc làm tình nguyện, để con cảm nhận niềm vui và ý nghĩa của việc giúp đỡ người khác.
Thứ hai, chúng ta cần dẫn dắt con hình thành quan niệm đạo đức đúng đắn.
Nam diễn viên nổi tiếng Ngô Kinh từng nói: “Giá trị của con người nằm ở đức hạnh chứ không nhất thiết là giàu sang”.
Chúng ta cần cho con hiểu rằng hiếu thảo là một phẩm chất tốt đẹp, bất kể giàu nghèo, con vẫn cần ghi nhớ lòng hiếu kính và tôn trọng với cha mẹ.
Chúng ta có thể kể cho con nghe những câu chuyện hay danh ngôn về lòng hiếu thảo, giúp con cảm nhận sức mạnh và vẻ đẹp của hiếu thảo; hoặc chúng ta có thể thường xuyên dẫn con về thăm ông bà hay các họ hàng, để con học được cách kính trên nhường dưới và duy trì tình thân.
2. Phương pháp dạy con hiệu quả
Có câu nói rằng: “Người làm gương chính trực thì không cần ra lệnh mà người khác cũng tuân theo; người không chính trực thì dù ra lệnh người khác cũng không nghe theo”.
Câu này cho thấy, dạy con không chỉ cần làm gương mà còn cần có phương pháp hướng dẫn đúng đắn.
Trước hết, chúng ta cần chú trọng đến giáo dục cảm xúc.
Nhà giáo dục Jenny Erim từng nói: “Thiếu sót của con trẻ không đáng sợ, điều đáng sợ là cha mẹ thiếu quan niệm giáo dục gia đình và phương pháp dạy con đúng đắn”.
Chúng ta cần chú trọng giao tiếp cảm xúc với con, thấu hiểu thế giới nội tâm của chúng để hiểu rõ suy nghĩ và hành vi của con.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta có thể quan tâm đến việc học tập, cuộc sống và tâm trạng của con và dành cho con sự khích lệ, khen ngợi phù hợp; chúng ta cũng có thể lắng nghe ý kiến và đề xuất của con, thể hiện sự tôn trọng và thấu hiểu.
Thứ hai, chúng ta cần kiên nhẫn hướng dẫn con.
Người xưa có câu: “Sinh ra chưa chắc đã gần gũi bằng việc nuôi dưỡng, công ơn dưỡng dục còn lớn hơn cả trời”.
Chúng ta cần dành thời gian và công sức để giáo dục và hướng dẫn con, giúp con hiểu được tầm quan trọng của hiếu thảo và hình thành các thói quen tốt.
Khi con phạm sai lầm, chúng ta không nên vội trách mắng hay phạt mà nên kiên nhẫn phân tích nguyên nhân và hậu quả, sau đó dạy con cách sửa sai; khi con làm đúng hoặc có tiến bộ, chúng ta đừng ngại khen ngợi hay thưởng, mà cần bày tỏ sự công nhận và ủng hộ kịp thời.
3. Sức mạnh làm gương của cha mẹ
yYêu con thì phải dạy con đạo nghĩa, không để con dính vào tà tâm, kiêu ngạo, xa hoa, sa đọa. Nếu không, những thứ đó sẽ tìm đến con khi ta quá cưng chiều con. Với tư cách là cha mẹ, chúng ta cần làm gương và đặt ra một hình mẫu đúng đắn cho con cái.
Trước hết, chúng ta cần làm gương trong việc hiếu thảo.
Trẻ em có đối tượng bắt chước gần gũi nhất là cha mẹ, vì vậy chúng ta cần thể hiện sự tôn kính và quan tâm đến bậc trưởng bối, để con cảm nhận được rằng hiếu thảo là một đức tính đáng được tôn trọng.
Vào các dịp lễ hay sinh nhật, chúng ta có thể tặng quà hay lời chúc chân thành cho ông bà; trong ngày thường, chúng ta có thể thường xuyên gọi điện hay video cho ông bà, hỏi thăm sức khỏe và cuộc sống của họ.
Thứ hai, chúng ta cần làm gương về phẩm hạnh.
Cha mẹ yêu thương con cái nên suy nghĩ xa hơn cho tương lai của chúng. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cần thể hiện phẩm chất đạo đức tốt và các thói quen lành mạnh để con hiểu rằng hiếu thảo là một phẩm chất đẹp.
Trong công việc, chúng ta cần trung thực, chăm chỉ, hợp tác; trong xã hội, chúng ta cần tuân thủ pháp luật, cư xử lịch thiệp và tích cực tham gia các hoạt động công ích.
Kết luận:
Để con cái hiếu thảo, chúng ta cần bắt đầu từ quan niệm giáo dục gia đình, phương pháp dạy con và sức mạnh làm gương.
Quan niệm giáo dục đúng giúp chúng ta gieo mầm hiếu thảo cho con; phương pháp dạy con hiệu quả giúp chúng ta dẫn dắt con hình thành các thói quen tốt; sức mạnh làm gương giúp chúng ta trở thành hình mẫu để con noi theo.
Thông qua những nỗ lực này, chúng ta có thể tạo ra một môi trường gia đình tràn đầy yêu thương và tôn trọng, để lòng hiếu thảo trở thành một phần trong cuộc sống của con.
Hãy cùng nhau nỗ lực, trở thành ngọn hải đăng soi đường cho con trên hành trình trưởng thành, truyền cho con tình yêu và hy vọng vô tận cho tương lai của chúng.
bài đăng cùng chuyên mục
Không có bài viết nào được tìm thấy.