Cảnh tượng hàng trăm chiếc xe đạp tắc cứng gây xôn xao, lạ là chẳng ai than phiền mà còn ước gì được góp mặt
Nhiều người nhìn ảnh này lại ước "được" tắc đường. Tại sao lại có nghịch lý này?
- Đang nằm xoài ra đất ăn vạ, nhìn thấy thứ bà nội cầm trên tay, cô bé 2 tuổi có phản ứng khiến mọi người cười rũ rượi
- Tập phim “Sex and the City” này thực sự đã khiến tôi tỉnh ngộ: Đây chính là lý do con gái tôi lúc nào cũng cáu bẳn với bố mẹ!
- Một ứng viên làm đơn xin rút công nhận chức danh Phó giáo sư
Nhắc đến tắc đường, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới cảnh tượng lượng lớn ô tô xe máy chen chúc, người điều khiển giao thông thì mệt mỏi, cáu bẳn vì cứ “chết đứng” một chỗ không di chuyển được hoặc di chuyển với tốc độ “rùa bò”. Nói chung là rất khó chịu!
Tuy nhiên, mới đây, hình ảnh chụp lại cảnh tắc đường ở một địa điểm đặc biệt tại Trung Quốc lại bất ngờ nhận về phản ứng trái ngược. Thậm chí, nhiều netizen nước này còn bày tỏ mong muốn được góp mặt trong dòng người đang kẹt xe đó.
Tại sao lại có chuyện này?
Lý do là bởi khung cảnh tắc đường này diễn ra tại chính khuôn viên Đại học Thanh Hoa – đại học Top 1 của Trung Quốc, bên cạnh Đại học Bắc Kinh. Và những “thủ phạm” gây ra tắc đường không phải ai khác mà chính là các “siêu học bá” của Thanh Hoa. Các học bá cùng với phương tiện giao thông chính của họ – cụ thể ở đây là những chiếc xe đạp (thỉnh thoảng mới xen vào một vài chiếc xe máy điện) thường xuyên gây ra ùn tắc ngay trong khuôn viên trường trong lúc hối hả cho kịp giờ lên lớp mỗi sáng.
Ở Thanh Hoa, đạp xe đã trở thành một nét văn hóa độc đáo. Đây không chỉ là phương tiện đi lại của sinh viên mà còn là một phần trong cuộc sống hàng ngày của họ.
Khung cảnh náo nhiệt mỗi buổi sáng khi các “học bá” Thanh Hoa đạp xe đến trường
Môi trường học thuật của Đại học Thanh Hoa vốn nổi tiếng vì sự nghiêm khắc và chăm chỉ. Ở đây, thời gian được coi là nguồn tài nguyên quý giá nhất. Mỗi phút, mỗi giây đều có thể trở thành chìa khóa cho sự tích lũy và phát triển kiến thức. Thư viện chật cứng, các lớp học tràn ngập những cuộc thảo luận sôi nổi và các phòng thí nghiệm được thắp sáng rực rỡ. Niềm khao khát và theo đuổi kiến thức này tràn ngập mọi ngóc ngách trong khuôn viên trường. Các học bá của Thanh Hóa lựa chọn xe đạp để đi học nhằm tiết kiệm thời gian cũng như tranh thủ rèn luyện sức khỏe để có thể tiếp tục chinh phục biển tri thức.
Và đó cũng chính là nguyên nhân mà nhìn thấy cảnh “tắc đường” đặc biệt này song phần lớn netizen Trung Quốc không lấy nó làm phiền, ngược lại còn ước ao “được” tắc đường như thế. Suy cho cùng, Thanh Hoa vẫn là “cung điện kiến thức” đình đám biết bao thế hệ học sinh Trung Quốc luôn hướng đến. Với điểm đầu vào cao ngất ngưởng cùng chất lượng giảng dạy hàng đầu, sinh viên Thanh Hoa đều được công nhận là nhân tài. Tốt nghiệp từ Thanh Hoa, hầu hết trong số họ đều có tương lai rộng mở, được các tập đoàn, doanh nghiệp lớn săn đón.
Xếp hạng các trường đại học thế giới QS năm 2025: Đại học Thanh Hoa đứng thứ 20 toàn cầu. Bảng xếp hạng này chủ yếu dựa trên các chỉ số cốt lõi như uy tín học thuật, uy tín nhà tuyển dụng, tỷ lệ giảng viên/sinh viên, số lượng trích dẫn trên mỗi giảng viên, tỷ lệ giảng viên/sinh viên quốc tế, mạng lưới nghiên cứu quốc tế, năng lực việc làm và tính bền vững.
Xếp hạng các trường đại học thế giới theo bảng xếp hạng học thuật của Đại học Thượng Hải năm 2024: Đại học Thanh Hoa đứng thứ 22 trên toàn cầu và đứng đầu châu Á. Đây là bảng xếp hạng do tổ chức đánh giá giáo dục cao cấp Thượng Hải công bố, thể hiện 1.000 trường đại học nghiên cứu hàng đầu trên toàn cầu.
Xếp hạng các trường đại học Trung Quốc theo chỉ số tự nhiên (nature index) năm 2024: Trong bảng xếp hạng dựa trên chỉ số tự nhiên (tức là số lượng bài báo và tỷ lệ đóng góp), Đại học Thanh Hoa đứng thứ 6. Chỉ số tự nhiên dựa trên 100 tạp chí hàng đầu thế giới và thống kê số lượng bài báo được công bố trên các tạp chí nghiên cứu có ảnh hưởng quốc tế của các trường đại học hoặc viện nghiên cứu.
Xếp hạng các trường đại học thế giới QS năm 2024: Đại học Thanh Hoa đứng thứ 25 trên toàn cầu. Bảng xếp hạng này bao gồm 1.500 trường đại học từ 104 hệ thống giáo dục đại học và dựa trên phân tích hơn 17,5 triệu bài báo học thuật cũng như ý kiến chuyên môn từ hơn 240.000 học giả và nhà tuyển dụng.
bài đăng cùng chuyên mục
Không có bài viết nào được tìm thấy.