Theo lối sống tối giản, nhà tôi ngày càng ít đồ đạc, người thân nói trông không giống nơi có người ở
Ngoài những vật dụng cần thiết, căn nhà dường như không có gì khác. Bởi thế trông nó khá trống trải.
Vài năm gần đây, lối sống tối giản nổi lên như một hiện tượng, được các chị em yêu thích và áp dụng với mọi mặt trong cuộc sống, từ cách mua sắm đồ đạc, thói quen dọn dẹp tới trang trí nhà cửa…
Trước đó, nhiều người thừa nhận đã tốn tới tiền tỷ để cải tạo và trang trí một căn hộ rộng chỉ vài chục mét vuông. Trong căn nhà có đầy ắp những món đồ nội thất lớn nhỏ bao gồm: Tủ giày, tủ ngăn kéo, tủ búp phê, giường, bàn cạnh giường ngủ, tủ TV, ghế sofa, bàn cà phê, bàn ăn… Điều này khiến họ phải dành ít nhất một giờ vào mỗi cuối tuần để dọn phòng. Những ngày trong tuần cũng phải quét qua lau lại mới mong nhìn mọi thứ bớt bừa bộn hơn.
Ngôi nhà được đề cập trong bài viết này là 1 ví dụ điển hình cho kiểu trang trí tối giản được người trẻ cảm thấy thích thú. Tuy nhiên, những người thân của gia chủ (thuộc thế hệ bố mẹ, ông bà, cô chú…) lại cho rằng, căn nhà trông quá lạnh lẽo, không giống nơi có người sinh sống.
Chủ nhân của căn hộ cho rằng không gian nhà thoáng đãng, ít đồ nội thất như vậy không chỉ mang tới cảm giác nhẹ nhàng, dễ chịu mà ít nhất nó cũng dễ dàng hơn để làm sạch trong tương lai.
Nhìn quanh một vòng căn nhà sẽ thấy đồ nội thất chỉ có những đồ dùng cần thiết như sofa, bàn ăn, ghế, giường… Ngoài ra là vài chậu cây xanh hay bình hoa tươi dùng để trang trí. Chúng được đưa vào nhà để cân bằng không gian và màu sắc.
Không gian nào cũng đều rất thoáng đãng, ít đồ đạc.
Tuy nhiên, sau khi chủ nhân của căn hộ đăng tải hình ảnh lên mạng xã hội, có nhiều người cũng cùng quan điểm với người thân của họ, để lại ý kiến cho rằng: “Nhà kiểu này trông lạnh lẽo quá, không có chút hơi ấm nào!”, “Đẹp thì đẹp nhưng không thấy cảm giác ấm cúng”…
Với quan điểm của chủ nhân căn hộ, ngôi nhà chỉ cần đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt và nghỉ ngơi của mình là đủ. Song, những lời bình luận và nhận xét kể trên đã khiến họ bất giác suy nghĩ, không biết liệu có phải đó là biểu hiện của khoảng cách thế hệ hay không?
Theo quan sát chung, những người thế hệ cũ thường có thói quen tích trữ đồ đạc. Trong nhà lúc nào cũng có rất nhiều món đồ cũ – mới chồng chất lên nhau, khiến diện tích dần bị thu hẹp theo thời gian. Còn bạn, bạn thấy sao về căn nhà này? Và liệu rằng, cảm giác ấm cúng liệu có đến từ việc trong nhà phải có nhiều đồ đạc hay không?
Thu nhập bấp bênh, không đủ sống, lại còn đang nợ nên tiết kiệm là chuyện quá xa vời.
bài đăng cùng chuyên mục
Không có bài viết nào được tìm thấy.