Con cái về sau hiếu thảo hay không ẩn chứa trong 3 “bí mật” này: Cha mẹ thông thái nhìn qua sẽ nhận ra ngay
Sự hiếu thảo của con cái tương lai gắn liền lời nói và hành động của cha mẹ từ hôm nay.
- Đang nằm xoài ra đất ăn vạ, nhìn thấy thứ bà nội cầm trên tay, cô bé 2 tuổi có phản ứng khiến mọi người cười rũ rượi
- Tập phim “Sex and the City” này thực sự đã khiến tôi tỉnh ngộ: Đây chính là lý do con gái tôi lúc nào cũng cáu bẳn với bố mẹ!
- Một ứng viên làm đơn xin rút công nhận chức danh Phó giáo sư
Mới đây, một đoạn video được lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc khiến mọi người bàn tán sôi nổi. Trong video, người mẹ đang được massage nhưng con trai lại tưởng mẹ bị đánh. Thế là đứa trẻ vừa khóc vừa chạy về phía mẹ, bảo vệ bà bằng cơ thể nhỏ bé của mình. Tiếng khóc và hành động muốn cứu mẹ của cậu bé khiến nhiều cư dân mạng cảm động.
Là cha mẹ, hẳn không ai mong con mình lớn lên thành người lạnh lùng, chỉ biết tới bản thân. Tuy nhiên, sự phát triển tính cách của đứa trẻ phụ thuộc rất lớn vào quá trình giáo dục của gia đình.
Những đứa trẻ sau này có yêu thương, hiếu thảo với cha mẹ hay không thực ra đều có thể nhìn ra từ 3 chi tiết này.
Con có biết sẻ chia không?
Cách đây không lâu, một bà mẹ ở Hà Nam (Trung Quốc) đã bật khóc, phàn nàn với cư dân mạng rằng con mình đã tiêu hết 40.000 Nhân dân tệ mà cô đã vất vả kiếm được bằng công việc phụ hồ ở công trường. Trong số đó, em đã chi hơn 20.000 Nhân dân tệ cho thần tượng trên mạng và hơn 10.000 Nhân dân tệ cho các bạn cùng lớp.
Để không bị bố mẹ phát hiện, đứa trẻ đã bí mật xóa hồ sơ chuyển tiền, mọi việc chỉ được phát hiện khi người mẹ ra ngân hàng rút tiền.
Công vác một bao xi măng là 1 tệ, tổng cộng mất số tiền là 40.000 tệ, tức là bà mẹ vác đủ 40.000 bao. Nhưng đứa con không quan tâm điều đó.
Đứa trẻ chỉ biết hưởng thụ thú vui mà đồng tiền mang lại và khoe khoang sự phù phiếm của mình với người khác chứ không bao giờ nghĩ rằng đây là đồng tiền vất vả kiếm được của mẹ, người đã làm việc chăm chỉ từ sáng đến tối.
Việc con cái có thể thấu hiểu những khó khăn của cha mẹ và sẵn sàng chia sẻ gánh nặng là biểu hiện của trách nhiệm.
Cách mà nhiều bậc phụ huynh hiện nay yêu thương con cái là để chúng tập trung vào việc học chứ không tham gia vào những công việc cơ bản của gia đình. Những đứa trẻ lớn lên trong môi trường giáo dục như vậy không hiểu được sự vất vả của cha mẹ và dễ trở nên ích kỷ, thờ ơ.
Trẻ em cũng là thành viên trong gia đình, và việc nâng cao ý thức tham gia là bước khởi đầu cho việc nuôi dưỡng tinh thần trách nhiệm. Chỉ khi chứng kiến nỗi vất vả của cha mẹ, chúng mới học được cách biết ơn và cảm thông.
Con phản ứng ra sao khi bạn ốm?
Đặt câu hỏi: Nếu bạn ngất xỉu ở nhà, con sẽ phản ứng thế nào?
Ngày trước, một đoạn video trên Internet đã gây ra cuộc thảo luận sôi nổi. Bà mẹ ba con bất ngờ ngất xỉu tại nhà vì sốt. Tuy nhiên, sau khi nhìn mẹ nặng nề ngã xuống đất, ba đứa trẻ vẫn ngồi ăn ở bàn ăn cách đó không xa như không có chuyện gì xảy ra, không hề cảm thấy lo lắng chút nào.
Cô con gái lớn nhìn lướt qua và tiếp tục ăn bữa ăn của mình. Một lúc sau, cô con gái thứ hai chạy tới nhìn nhưng vẫn không có ý định giúp mẹ. Nhiều người xót xa, đau xót cho người mẹ này và cho rằng 3 đứa con quá thờ ơ.
Người ta thường nói, thử thách một người có thực sự quan tâm đến bạn hay không là trong một lần bị bệnh. Câu này cũng áp dụng cho mối quan hệ cha mẹ và con cái. Khi bạn cần quan tâm nhất, sự chăm sóc của con cái chính là minh chứng rõ nhất cho tình yêu.
Tuy nhiên, nhiều phụ huynh phàn nàn:
Các con tôi chỉ biết hưởng thụ mọi thứ cha mẹ chu cấp như một lẽ đương nhiên mà không biết đáp lại. Đó là vì nhiều bậc cha mẹ không nhận ra rằng tình yêu thương cũng cần được dạy dỗ.
Bạn đừng cứ suốt ngày nói con phải yêu thương con người, phải thế này, phải thế khác mà không chỉ ra cho bé những hành động, những biểu hiện cụ thể bé cần phải làm bởi như thế bé sẽ không hiểu mình nên làm gì, làm thế nào mới gọi là yêu thương con người.
Cần phân tích cho bé hiểu rõ bản chất và cách thức thể hiện của tình yêu thương con người thông qua những hành động cụ thể như: Biết kính trọng người lớn tuổi, biết nhường nhịn cho em nhỏ, biết sẻ chia với bạn bè, biết giúp đỡ người gặp khó khăn, biết quan tâm, hỏi han người khác khi ốm đau, mệt nhọc,… Quan trọng nhất, bạn cần làm gương.
“Nói” yêu cha mẹ bằng hành động cụ thể
Cách đây một thời gian, có một câu chuyện gây xúc động trên Internet.
Một cô gái bước vào nhà, được người cha chào đón bằng lời chúc: “Chào mừng con đến với thế giới của người lớn, tuổi 18 hạnh phúc”. Sau đó, một loạt sự chuẩn bị của bố khiến cô gái hết lần này đến lần khác ngạc nhiên.
Một dòng chữ trên tảng đá có ghi: “Mong sau này con sẽ có con đường đi suôn sẻ”. Ông đưa cho con bút, giấy, mực với ý nghĩa là “phải dựa vào chính mình mới hoàn thành được mọi việc”. Ông đưa con đi soi gương và dặn: “Hãy thành thật với chính mình trước khi làm bất cứ việc gì”.
Sau một loạt thao tác, người bố mở tấm rèm, để lộ cả một bức tường đầy hoa và bóng bay xinh đẹp. Cuối cùng, ông nói: Trước khi con 18 tuổi, bố mẹ ở trước con; sau khi con 18 tuổi, bố mẹ ở sau con.
Toàn bộ quá trình tràn ngập những lời hướng dẫn, yêu thương, cả quà tặng và tạo cảm giác “nghi lễ”. Ngược lại, nhiều bậc cha mẹ vẫn cho rằng lễ nghi là quá tốn kém và họ sống tốt khi không có những thứ này khi còn nhỏ.
Trên thực tế, ý nghĩa của nghi lễ không bao giờ là sinh nhật hay một món quà, mà là để trẻ cảm thấy rằng có ai đó sẵn sàng dành thời gian cho chúng và chúng đang được yêu thương. Chỉ những biểu hiện cụ thể như vậy mới có thể giúp trẻ cảm nhận được tình yêu, tin vào tình yêu, nhận được tình yêu và cuối cùng là cho đi tình yêu.
Một bà mẹ ở Chiết Giang đã ghi lại cảnh tượng này:
Trên đường tan sở, bà gặp con trai cũng đang đạp xe đi học về. Bà nhìn thấy một bó hoa lớn trong cặp sách của đứa trẻ và một chiếc bánh ngọt treo trên tay cầm xe đạp. Vì hôm đó là ngày sinh nhật của mẹ nên đây là những món quà được con chuẩn bị. Tràn đầy tình yêu khiến người khác phải ghen tị.
Chỉ trong một gia đình yêu thương, một đứa trẻ đáng yêu mới có thể lớn lên và có thể trao lại tình yêu thương cho người khác. Bạn đối xử với con bằng tình yêu, đứa trẻ sẽ cho bạn tình yêu.
Tình yêu đòi hỏi phải được duy trì liên tục và lâu dài, và ý thức về nghi lễ trong cuộc sống là biểu hiện cụ thể của tình yêu. Hãy cho con bạn biết rằng “Mẹ yêu con” bằng hành động và con cũng sẽ yêu bạn như vậy.
Có người nói, trên đời tất cả tình yêu đều là đoàn tụ, chỉ có cha mẹ yêu thương là chia ly. Vì vậy, khi con cái vẫn còn ở bên cạnh, chúng ta nên trân trọng thời gian dành cho chúng.
Hãy kiên nhẫn và yêu thương nhiều hơn, tôn trọng, tin tưởng và bao dung. Chỉ khi đó trẻ mới có thể phát triển lòng dũng cảm và sự tự tin để tạo dựng tương lai cho riêng mình.
bài đăng cùng chuyên mục
Không có bài viết nào được tìm thấy.