Dự giờ lớp học theo phương pháp “Học qua dự án”
Học qua Dự án (Project-Based Learning) là phương pháp hiện đại được áp dụng tại nhiều nền giáo dục tiên tiến trên thế giới.
- Đang nằm xoài ra đất ăn vạ, nhìn thấy thứ bà nội cầm trên tay, cô bé 2 tuổi có phản ứng khiến mọi người cười rũ rượi
- Tập phim “Sex and the City” này thực sự đã khiến tôi tỉnh ngộ: Đây chính là lý do con gái tôi lúc nào cũng cáu bẳn với bố mẹ!
- Một ứng viên làm đơn xin rút công nhận chức danh Phó giáo sư
Tại chuỗi sự kiện “Góp một tiếng nói về đổi mới giáo dục” do Trường Phổ thông Liên cấp Song ngữ Maya đồng hành cùng các nhà giáo dục tiến bộ, tổ chức từ ngày 26/10 – 10/11/2024, công chúng có cơ hội trực tiếp quan sát cách học sinh Trung học điều phối và vận hành một lớp học thực tế theo phương pháp Học qua dự án (Project-Based Learning).
Đây là phương pháp học tập tiên tiến đã và đang được trường Maya áp dụng trong nhiều năm qua, giúp học sinh làm chủ việc học và phát triển toàn diện năng lực để sẵn sàng thành công trong cuộc sống khi trưởng thành.
Có gì trong một Lớp học thực tế theo phương pháp Học qua dự án?
Đầu năm học 2024 – 2025 đến nay, nhóm học sinh tại Xưởng Mộc Mira (Maya School) đã khởi xướng và vận hành giai đoạn đầu của dự án “Tái sử dụng và tái chế gỗ”, hướng đến mục tiêu giảm nhu cầu khai thác gỗ mới từ rừng. Một trong những hoạt động nằm trong kế hoạch của nhóm là tổ chức workshop lan tỏa đến cộng đồng các sản phẩm từ gỗ tái chế.
Trong khuôn khổ chuỗi sự kiện “Góp một tiếng nói về đổi mới giáo dục”, ngày 09/11 tới, nhóm học sinh sẽ trực tiếp điều phối một Workshop với chủ đề “Làm đồ nội thất decor trong gia đình từ gỗ tái chế”, trong đó khách tham dự sẽ được hướng dẫn để tự tay làm ra sản phẩm gỗ của mình.
Phiên Lớp học thực tế của nhóm dự án tại Xưởng Mộc Mira là tiền đề cho buổi Workshop sắp tới. Trong đó, học sinh sẽ cùng làm việc để thống nhất và sản xuất sản phẩm mẫu cho sự kiện. Buổi học được chia thành ba phiên làm việc: phiên thảo luận được điều phối bởi nhóm Quản lý dự án, phiên làm việc với Trưởng nhóm Sản xuất và phiên sản xuất sản phẩm thực tế dưới sự hướng dẫn của thầy giáo chuyên gia ngành Mộc.
Ở hoạt động thảo luận, các bạn học sinh được chia thành nhóm để nghiên cứu và chọn ra sản phẩm mà nhóm cảm thấy phù hợp nhất để triển khai, dựa trên bộ tiêu chí đã biên soạn từ các buổi học trước. Từng nhóm lần lượt thuyết trình và chia sẻ về ý tưởng trước các thành viên dự án và ghi nhận các đóng góp, phản hồi.
Sau khi mỗi nhóm thống nhất sản phẩm của mình, học sinh phụ trách vai trò Trưởng nhóm sản xuất chia sẻ về quy trình các bước cần thiết để làm ra một sản phẩm decor từ gỗ tái chế, như chọn sản phẩm, bóc tách chi tiết, vẽ thiết kế theo tỉ lệ phù hợp, chọn nguyên liệu và sản xuất. Bước này giúp đảm bảo các hoạt động sau đó diễn ra đúng trình tự, an toàn và hiệu quả nhất.
Trước khi bắt tay vào công đoạn sản xuất sản phẩm mẫu, nhóm dự án được lắng nghe hướng dẫn và hỏi đáp với thầy giáo chuyên gia về ngành Mộc của Xưởng để nắm được cách làm sản phẩm của mình. Với máy móc và công cụ hiện đại có sẵn được Xưởng chuẩn bị, học sinh trực tiếp thao tác làm sản phẩm ngay tại phiên Lớp học thực tế.
Xuyên suốt buổi học theo phương pháp Học qua Dự án, chính các bạn học sinh Trung học Maya là người chủ động quản lý và điều phối hoạt động học. Trong khi đó, giáo viên đóng vai trò là người hỗ trợ, tạo ra một môi trường với điều kiện thuận lợi nhất để các bạn tự vận hành lớp học của mình.
Phương pháp tiến bộ giúp đào tạo toàn diện năng lực
Học qua Dự án (Project-Based Learning) là phương pháp hiện đại được áp dụng tại nhiều nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Trường Phổ thông Liên cấp và Song ngữ Maya ứng dụng phương pháp này trong hoạt động dạy và học từ giai đoạn Tiểu học qua các dự án học thuật liên môn (Cosmic Education Project) và giai đoạn Trung học qua các dự án cộng đồng và dự án kinh tế hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
Ở giai đoạn Trung học, mỗi năm, học sinh được tự do lựa chọn một Xưởng thực hành theo sở thích, sau đó cùng các thành viên khác khởi xướng và vận hành một dự án thực tế. Xuất phát từ thực trạng của địa phương, cân nhắc dựa trên năng lực, nguồn lực và mong muốn của nhóm, các bạn sẽ chủ động quyết định mình sẽ đóng góp điều gì cho cộng đồng và theo đuổi mục tiêu ấy trong suốt cả năm học.
“Phương pháp Project-Based Learning cho phép các bạn làm chủ buổi học, tạo nên những dự án có tính thực tế và tính ứng dụng cao. Các bạn hiểu được công việc mình đang làm, mục tiêu mình hướng tới, từ đó hình thành sự tự chủ để hoàn thành mục tiêu mà chính các bạn đặt ra cho dự án, thay vì phụ thuộc vào thầy cô” – cô Nguyễn Thị Diệu Linh – Admin Xưởng Mộc & Tự động hóa Mira (Maya School) chia sẻ.
Đặc biệt, việc học theo dự án giúp học sinh trường Maya phát triển toàn diện theo khung năng lực ME4C, bao gồm khả năng tự định hướng học tập, tư duy phản biện, sáng tạo, giao tiếp và phối hợp. Đây cũng là trọng tâm giáo dục tại trường Maya.
Về năng lực tự định hướng học tập, thông qua việc tự đặt mục tiêu, xây dựng kế hoạch, tự tìm kiếm và phân tích thông tin, tự đánh giá và điều chỉnh và chủ động tìm giải pháp cho các vấn đề nảy sinh, học sinh học được cách tự quản lý việc học của mình và hình thành động lực, tình yêu học tập suốt đời.
Bên cạnh đó, tư duy phản biện của học sinh được trau dồi qua những hoạt động đánh giá thông tin để đưa ra các quyết định có lý trí. Xuyên suốt dự án, các bạn liên tục đối diện với những lựa chọn khác nhau, đòi hỏi việc tự suy ngẫm, cân nhắc vấn đề trên nhiều khía cạnh để tìm ra giải pháp tối ưu nhất.
Mỗi dự án tại Maya đều đòi hỏi học sinh phải làm việc theo nhóm, từ đó học được cách tôn trọng, chia sẻ, tối ưu hóa nguồn lực và giải quyết các xung đột phát sinh trong quá trình làm việc. Đây là một năng lực vô cùng quan trọng trong thế kỷ mới mà các trường học đang nỗ lực trang bị cho học sinh.
Mặt khác, những hoạt động tương tác, lắng nghe, phản hồi và trao đổi ý tưởng diễn ra thường xuyên trong mỗi buổi học dự án, giúp trang bị cho học sinh kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Trong khi đó, Học qua dự án khuyến khích các bạn phát triển sự sáng tạo qua tưởng tượng, khám phá các ý tưởng mới. Thay vì được thầy cô “cầm tay chỉ việc”, các bạn được trao cơ hội thử nghiệm những cách làm, ý tưởng cá nhân, từ đó biết chấp nhận những rủi ro, và nhận biết những giới hạn trong quá trình hiện thực hóa ý tưởng.
bài đăng cùng chuyên mục
Không có bài viết nào được tìm thấy.