Hình ảnh hài cốt 2 liệt sĩ trong tư thế tựa lưng vào nhau gây xúc động mạnh: Lời nhắn gửi từ quá khứ về giá trị của hòa bình

HẠ VŨ, 21:57 11/11/2024
Hình ảnh gây ấn tượng mạnh mẽ với người dùng mạng, như một lời nhắc nhở đến thế hệ trẻ: Hoà bình, độc lập đang có, tất cả được đánh đổi bằng xương máu cha ông đã nằm xuống.

Những ngày qua, hình ảnh hai bộ hài cốt của hai chiến sĩ được tìm thấy trong tư thế tựa lưng vào nhau đã thu hút sự quan tâm của người dùng mạng xã hội, đặc biệt là những người trẻ.

Được biết đây là những hình ảnh xuất hiện trong bộ phim tài liệu đặc biệt “Đi về miền đất lạnh” được phát trên kênh của VTV4, Đài Truyền hình Việt Nam cách đây 3 năm, kỉ niệm Ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7.

Hình ảnh hài cốt 2 liệt sĩ trong tư thế tựa lưng vào nhau gây xúc động mạnh: Lời nhắn gửi từ quá khứ về giá trị của hòa bình - Ảnh 1.

Hình ảnh về 2 bộ hài cốt liệt sĩ gây xúc động trên MXH. Nguồn ảnh: Phim tài liệu đặc biệt Đi về miền đất lạnh của VTV.

Mặc dù đã được phát sóng cách đây hơn 3 năm, nhưng khi những câu chuyện, hình ảnh về các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống được tái hiện vẫn khiến mọi người không khỏi tự hào, xúc động và hơn hết đó là lòng biết ơn.

“Luôn trân trọng và vô cùng biết ơn sự HY SINH của các anh cho độc lập hôm nay”

“Cảm ơn các Anh hùng liệt sĩ đã mang lại hòa bình cho đất nước”

“Tự do hòa bình không phải dễ, có được bây giờ cố gắng mà giữ”

Rất nhiều tài khoản đã để lại những bình luận thể hiện lòng biết ơn, tự hào về những hy sinh của thế hệ đi trước. Tự do, hòa bình, độc lập đang có, tất cả được đánh đổi bằng xương máu cha anh đã nằm xuống.

Hình ảnh hài cốt 2 liệt sĩ trong tư thế tựa lưng vào nhau gây xúc động mạnh: Lời nhắn gửi từ quá khứ về giá trị của hòa bình - Ảnh 2.

Ông Trần Văn Bản – người chiến sỹ bộ đội trở về quê hương sau 5 lần đã được báo tử về gia đình. Nguồn ảnh: Phim tài liệu đặc biệt Đi về miền đất lạnh của VTV.

Trong bộ phim đặc biệt này còn tái hiện lại những câu chuyện rất đặc biệt mà ông Trần Văn Bản đã trải qua trong quá trình đi tìm mộ của đồng đội ở chiến trường xưa. Trên hành trình đó của mình, ông đã nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ nhiệt tình của người dân và chính quyền địa phương. Và nhờ đó, ông quen biết với người nông dân hiền lành chất phác Phan Văn Cư, ngụ tại huyện Củ Chi, TP. HCM – một người từng tìm thấy nhiều hài cốt liệt sĩ, đây cũng chính là cơ duyên để ông Bản tìm thấy người đồng đội cùng quê hương.

Theo đó, trong một lần đi làm ruộng, con trai của ông Phan Văn Cư có phát hiện một khúc xương và nói lại với cha mình. Thời điểm này, ông Cư cũng đã biết đến những chuyến đi tìm hài cốt liệt sĩ của ông Bản. Nhận thấy đây có thể là hài cốt của một liệt sĩ nào đó, ông Cư đã đến nơi con trai tìm thấy đoạn hài cốt và nhanh chóng xác định đây là bộ hài cốt của liệt sĩ nào đó. Ông Cư sau đó liên lạc với ông Bản và đồng đội để tiến hành thu thập.

Khoảnh khắc bộ hài cốt được ông Cư cùng ông Bản và đồng đội đào lên khiến tất cả đều không cầm được nước mắt. Không chỉ một mà là hai bộ hài cốt, những mẩu xương đan cài vào nhau, lưng vẫn dựa vào nhau trong mấy chục năm đã qua…

Sau khi đưa lên, ông Cư suy đoán, có lẽ các anh đang nghỉ ngơi trong một căn hầm sau khi bị thương nặng. Nhưng không may căn hầm bị bom đạn đánh sập khiến hai anh hy sinh. Trong đó, một chiến sĩ bên phải bị mất nguyên một cánh tay, một chiến sĩ bên trái cũng bị thương nặng.

Nhớ lại khoảnh khắc đó, ông Cư vẫn không nén nổi nước mắt vì quá thương tiếc.

“Mấy chục năm mới được tìm thấy, dù biết tên hay không biết tên, giờ đem về nghĩa trang để anh em ấm áp là mừng rồi” , ông Cư xúc động nhớ lại.

Thế nhưng, thật may mắn rằng, sau mấy chục năm ngồi dựa vào lưng nhau, những thông tin về các anh để lại trong những những lọ thuốc vẫn còn nguyên vẹn như cách các anh mong muốn được tìm thấy, mong muốn được trở về quê mẹ. Sau đó, thông tin về hai bộ hài cốt được đối chiếu và đưa về với hai gia đình.

Hình ảnh hài cốt 2 liệt sĩ trong tư thế tựa lưng vào nhau gây xúc động mạnh: Lời nhắn gửi từ quá khứ về giá trị của hòa bình - Ảnh 3.

Ông Phan Văn Cư – người cùng ông Bản tìm thấy 2 bộ hài cốt liệt sỹ tựa lưng vào nhau. Nguồn ảnh: Phim tài liệu đặc biệt Đi về miền đất lạnh của VTV.

Đi về miền đất lạnh xoay quanh câu chuyện về ông Trần Văn Bản – người cựu chiến binh trở về từ cõi chết sau 5 lần đã được báo tử về gia đình. Chiến tranh loạn lạc, ly tán, thông tin thất lạc khiến việc người đã được báo tử vẫn còn sống là điều không thể tránh khỏi. Nhưng điều đặc biệt là sau khi trở về, người chiến sỹ này đã thực hiện những lời hứa của mình với đồng đội. Ông Bản đã dành phần lớn thời gian cuộc đời mình để đi tìm những đồng đội đã nằm xuống.

Trong hành trình đó, có những lúc ông trăn trở về công việc mình đang làm. Đã có những lúc, ông mang hài cốt của đồng đội về nhà cất giữ mà không để cho người thân biết, đến thời điểm thích hợp mới mang ra nghĩa trang. Nhưng tinh thần người lính, tinh thần đồng đội và sự đồng cảm với những nỗi đau của người thân đồng đội đã ngã xuống, ông lại tiếp tục kiên trì. Thời gian dần trôi, công việc của ông nhận được sự ủng hộ của gia đình, chính quyền. Trên hành trình đó, hơn 2.000 bộ hài cốt đã được ông cùng đồng đội, chính quyền địa phương tìm thấy.

Bộ phim sẽ không chỉ dành riêng cho ngày Thương binh liệt sĩ mà như một lời nhắc nhở đến thế hệ trẻ về ý nghĩa của hòa bình, độc lập đang có, tất cả được đánh đổi bằng xương máu cha anh đã nằm xuống. Độc giả quan tâm có thể tìm xem bộ phim trên trang chủ của Đài truyền hình Việt Nam hoặc kênh Youtube của nhà đài.

Nguồn hình ảnh: Phim tài liệu Đi về miền đất lạnh của VTV

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Video nổi bật trong tuần

Kỳ Duyên lên tiếng chi tiết “được ưu ái” gây bàn tán tại Chung kết Miss Universe

Kỳ Duyên lên tiếng chi tiết “được ưu ái” gây bàn tán tại Chung kết Miss Universe
Cận cảnh nhan sắc “búp bê barbie sống” Đan Mạch đăng quang Miss Universe 2024
Lịch trình làm việc của Thanh Thủy sau khi đăng quang Miss International
Người đẹp châu Á duy nhất được gọi tên trong Top 5 Miss Universe 2024
Hoà Minzy đăng video thừa nhận: “Xin lỗi khán giả, không thể lừa dối mọi người thêm nữa”

bài đăng cùng chuyên mục

Không có bài viết nào được tìm thấy.