Nữ trí thức duy nhất của Việt Nam được UNESCO vinh danh “Danh nhân văn hóa”: Nổi danh cả trong và ngoài nước nhưng lai lịch vẫn là ẩn số
Thơ của bà từng được đưa vào sách giáo khoa, dịch ra 13 thứ tiếng khác nhau.
- Đang nằm xoài ra đất ăn vạ, nhìn thấy thứ bà nội cầm trên tay, cô bé 2 tuổi có phản ứng khiến mọi người cười rũ rượi
- Tập phim “Sex and the City” này thực sự đã khiến tôi tỉnh ngộ: Đây chính là lý do con gái tôi lúc nào cũng cáu bẳn với bố mẹ!
- Một ứng viên làm đơn xin rút công nhận chức danh Phó giáo sư
Nữ sĩ cá tính bậc nhất Việt Nam
Nữ sĩ Hồ Xuân Hương là nhà thơ nữ nổi tiếng bậc nhất ở Việt Nam. Dù lai lịch và cuộc đời của bà vẫn là những ẩn số, nhưng tài năng thơ ca của bà đã được UNESCO công nhân và vinh danh.
Theo các tài liệu khảo cứu, tiểu sử của Hồ Xuân Hương có sự khác biệt về 1 số tiểu tiết, nhưng đều có chung nhận định: Hồ Xuân Hương sinh sống trong khoảng nửa cuối thế kỷ 18 đến nửa đầu thế kỷ 19. Bà là con gái của cụ đồ Hồ Phi Diễn (1704 – 1786), ở làng Quỳnh Đôi, nay thuộc xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Dù vậy, nhưng bà Hồ Xuân Hương lại sinh sống và trưởng thành trên đất Thăng Long. Sinh thời, bà có một ngôi nhà riêng tại gần bờ Hồ Tây được đặt tên là “Cổ Nguyệt Đường.”
Chính điều này đã giúp bà tiếp thu và hòa quyện những tinh hoa văn hóa của hai vùng đất lớn. Thơ văn cùa Hồ Xuân Hương vừa có chất khảng khái, cương trực của xứ Nghệ vừa có sự mềm mại, tinh tế của Kinh Bắc, tạo nên những bài thơ đầy cá tính, sâu sắc và nhân văn.
Trước kia, Hồ Xuân Hương được biết đến là “bà chúa thơ Nôm” với những bài thơ độc đáo và đặc sắc. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Trần Thanh Mại đã công bố một phát hiện vào năm 1964 rằng, bà Hồ Xuân Hương không chỉ sáng tác thơ Nôm mà còn viết cả thơ chữ Hán. Tập thơ “Lưu Hương ký” của bà là một tác phẩm kết hợp cả hai ngôn ngữ, tạo nên một áng thơ vừa chữ Hán vừa chữ Nôm.
Bà để lại khoảng 150 bài thơ, bao gồm tập thơ “Lưu Hương Ký” có 24 bài thơ chữ Hán, 28 bài thơ chữ Nôm cùng khoảng 100 bài thơ khác theo phong cách dân gian, phóng túng. Thơ của bà Hồ Xuân Hương có một nét riêng độc đáo, thể hiện sự đặc sắc, phong phú của tiếng Việt. Bài thơ Bánh trôi nước của bà vô cùng nổi tiếng và đã được đưa vào sách giáo khoa:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Hồ Xuân Hương là người phụ nữ Việt tiên phong dùng thơ ca để đòi nữ quyền và bình đẳng giới. Giữa một thời đại phong kiến, với tư tưởng trọng nam khinh nữa, đa thê thiếp khiến cho người phụ nữ phải chịu biết bao nhiêu cảnh bất công, đau thương. Bằng những câu thơ tả thực món ăn quen thuộc với nhiều người, nữ sĩ Hồ Xuân Hương bày tỏ sự đồng cảm và thấu hiểu những nỗi bất hạnh của người phụ nữ cùng thời.
Trong bài thơ Tự tình 2, tâm sự của người phụ nữ trong không gian vắng lặng giữa đêm khuya thanh vắng, chỉ còn tiếng trống canh như một bản nhạc u buồn:
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn,
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám.
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!
Hồ Xuân Hương than thở về cuộc sống đầy cô đơn, cay đắng của mình, sự chia sẻ yêu thương chỉ là điều không ai mong muốn, nhất là khi bà phải đối mặt với thực tế:
Chém gió trong cuộc sống chung
Những người chăn bông, kẻ lạnh lùng
Hai câu thơ là lời thầm kín của người phụ nữ phải chịu số phận chung chồng trong xã hội xưa. Trong phận làm lẽ, người phụ nữ không bao giờ có được tình yêu và hạnh phúc đôi bên.
Hồ Xuân Hương viết bài thơ để thể hiện tâm trạng và thái độ trước duyên phận khó khăn, vừa uất ức, vừa đau đớn, bà muốn vươn lên nhưng bi kịch liên tục. Ngôn ngữ Việt được sử dụng một cách dịu dàng đằm thắm trong mô tả sự cô đơn “tự tình”, cùng với nhịp điệu của nỗi buồn trong cuộc sống…
Nhà thơ nữ được UNESCO vinh danh “Danh nhân văn hóa”
Qua nhiều khảo cứu, các chuyên gia đánh giá Hồ Xuân Hương là một hiện tượng thơ độc đáo, hiện đại, mới mẻ, vĩnh viễn sống và vĩnh viễn mới của văn học Việt Nam. Thơ của bà không chỉ là sự trải nghiệm từ cuộc đời bản thân bà và nhiều thân phận người phụ nữ thời phong kiến Việt Nam, mà còn là sự kết tinh cao nhất của bản sắc Việt, tâm hồn và tính cách của người Việt. Thơ của bà trở thành niềm tự hào và yêu mến của người Việt và được đông đảo bạn đọc, học giả quốc tế đánh giá và tôn vinh. Nhiều bài thơ của Hồ Xuân Hương được dịch ra các thứ tiếng. Nhiều nhà thơ lớn nước ngoài ngợi ca bà là một trong những nữ sĩ hàng đầu châu Á, là nhà thơ Việt Nam độc đáo nhất trong nền thi ca thế giới.
Hồ Xuân Hương đã khắc sâu dấu ấn cuộc sống vốn đầy những khó khăn, biến cố và cả tài hoa của mình vào thơ ca, để lại những bài thơ đầy sắc sảo và đôi khi là nghịch ngợm. Mặc dù cuộc đời bà trải qua nhiều gian khổ, với 2 cuộc hôn nhân đều kết thúc trong cô đơn, nhưng Hồ Xuân Hương vẫn có mối quan hệ thân thiết với nhiều danh sĩ nổi tiếng. Bà quen biết, giao lưu với các tài năng văn chương và tri thức, để lại dấu ấn không thể phai mờ trong văn hóa Việt Nam. Nữ sĩ Hồ Xuân Hương là một vị tượng đài vĩ đại của văn học nước nhà, là nguồn cảm hứng vĩnh cửu cho thế hệ sau trong việc khám phá nghệ thuật và văn chương.
Ngày 23/11/2021, Đại hội đồng UNESCO thống nhất cùng vinh danh và tham gia kỷ niệm 250 năm năm sinh của nữ sĩ Hồ Xuân Hương (1772 – 2022). UNESCO đánh giá Hồ Xuân Hương có tư tưởng nhân văn mang tính nhân loại sâu sắc với hạt nhân là đấu tranh đòi quyền sống cho con người. Hồ Xuân Hương cũng là nữ sĩ duy nhất trong số bảy danh nhân văn hóa Việt Nam từng được UNESCO vinh danh.
Cùng với bà, ông Nguyễn Đình Chiểu là hai nhà thơ của Việt Nam được UNESCO vinh danh là “danh nhân văn hóa thế giới” cùng với kỷ niệm năm sinh/năm mất. Tại nước ta, tên tuổi của nữ sĩ Hồ Xuân Hương được dùng đặt tên cho nhiều trường học, đường phố, khu Văn hóa, Giải thưởng thơ… để bày tỏ lòng thành kính ngưỡng mộ.
Tổng hợp
bài đăng cùng chuyên mục
Không có bài viết nào được tìm thấy.