Trẻ có thể cả đời không dám ngẩng mặt nhìn bạn bè vì những hành động này của cha mẹ!
Đây là sai lầm rất nhiều cha mẹ mắc phải.
- Đang nằm xoài ra đất ăn vạ, nhìn thấy thứ bà nội cầm trên tay, cô bé 2 tuổi có phản ứng khiến mọi người cười rũ rượi
- Tập phim “Sex and the City” này thực sự đã khiến tôi tỉnh ngộ: Đây chính là lý do con gái tôi lúc nào cũng cáu bẳn với bố mẹ!
- Một ứng viên làm đơn xin rút công nhận chức danh Phó giáo sư
Điều bất hạnh lớn nhất trong một gia đình là gì? Đôi khi, điều đó không phải là nghèo khó, mà là việc cha mẹ thường xuyên đem những bí mật, khuyết điểm, hay những chuyện đáng xấu hổ của con cái ra nói trước mặt người khác, khiến con không ngẩng mặt lên được.
(1)
Người mẹ vào lớp, làm mất đi sự tự tin của con gái
Một cư dân mạng kể lại: Nhiều năm đã trôi qua kể từ ngày cô tốt nghiệp trung học, có nhiều bạn học đã không còn nhớ rõ tên, nhưng có một bạn chuyển trường vào lớp sáu đã để lại ấn tượng rất sâu sắc.
Cô bạn, tạm gọi là A. chuyển vào lớp với mái tóc đen dài và gương mặt xinh xắn, trở thành tâm điểm của cả lớp. Không những xinh đẹp, A. còn học rất giỏi, được chọn làm lớp phó môn tiếng Anh và rất nhiệt tình giúp đỡ các bạn học yếu.
Vào một buổi sáng thứ tư, khi cả lớp đang đọc bài, cánh cửa phòng học đột ngột mở ra và mẹ của A. bước vào, cầm theo quyển vở Toán, ném thẳng vào mặt A.
Bà mẹ lớn tiếng nói: “Con lớn thế rồi mà không biết tự trọng, trong vở còn dán ảnh của một cậu con trai, con bao nhiêu tuổi mà đã muốn yêu đương rồi à?”.
A. bàng hoàng, cố gắng giải thích rằng mình không biết gì về bức ảnh, nhưng mẹ em không nghe, lôi con ra khỏi lớp và đi thẳng tới phòng giáo viên chủ nhiệm.
Kể từ đó, A. không bao giờ dám nhìn thẳng vào bạn bè nữa, đi đâu cũng cúi mặt, không còn nói chuyện với bất kỳ ai, nụ cười tươi tắn trước kia cũng biến mất.
Sau này, nghe nói A. đã nghỉ học và đi làm ngay sau khi tốt nghiệp cấp hai. A từng là một đứa trẻ thông minh, sáng sủa, nhưng tất cả đều bị hủy hoại bởi chính lời nói của mẹ.
Một nhà giáo dục từng nói, “Khiển trách và trừng phạt trẻ trước mặt người khác gần như là một sự lạm dụng đáng sợ”.
(2)
Phê phán con trước mặt người khác có thể làm trẻ mất niềm tin
Khi các bậc phụ huynh gặp nhau, điều thường xuyên được đem ra bàn luận nhất là thành tích học tập của con cái. Những bậc phụ huynh có con học giỏi sẽ rất tự hào, trong khi những cha mẹ có con học yếu lại thường vạch ra khuyết điểm của con trước mặt mọi người.
Một số cha mẹ nghĩ rằng việc chỉ trích con trước mặt người khác sẽ làm con xấu hổ và cố gắng để không phụ lòng cha mẹ, nhưng thực tế, hành động này có thể phản tác dụng.
Phê phán trước đám đông làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ, khiến trẻ cảm thấy xấu hổ và nghi ngờ giá trị của bản thân, dễ dàng mất đi sự tự tin.
(3)
Đánh mắng con trước đám đông có thể gây tổn thương lâu dài
Trong nhà, chúng ta thường bị cha mẹ mắng, nhưng vết thương có thể lành lại theo thời gian. Tuy nhiên, có những cha mẹ chỉ mắng con trước mặt nhiều người, và điều này càng làm tổn thương con hơn.
Có một nữ sinh nọ, vừa học xong tiết đầu tiên đã bị mẹ chạy tới tát ngay trong lớp chỉ vì khi đi học, em đã quên đóng cửa nhà và khiến con lợn nuôi trong chuồng chạy ra ngoài.
Những cha mẹ như vậy không nghĩ đến cảm xúc của con, làm tổn thương sâu sắc lòng tự trọng và niềm tin của trẻ, khiến trẻ cảm thấy mình không có giá trị và nảy sinh những cảm xúc tiêu cực như tự ti, xấu hổ.
(4)
Cha mẹ thông minh biết cách kiểm soát lời nói
Những cha mẹ thông minh biết cách kiềm chế ngôn từ. Dù có tức giận, họ cũng không buông lời xúc phạm hay làm tổn thương con. Những cha mẹ này thường sử dụng lời nói tích cực để khuyến khích và giúp con nhận ra tiềm năng của mình.
Khi con phạm lỗi, thay vì trách mắng ngay lập tức, họ chọn thời điểm thích hợp để trao đổi nhẹ nhàng, giúp con nhận ra và sửa sai.
Cha mẹ có sự kiềm chế lời nói sẽ tạo ra một không gian gia đình ấm áp và hòa hợp. Trong môi trường đó, trẻ sẽ cảm nhận được tình yêu và sự tôn trọng của cha mẹ, từ đó phát triển lành mạnh và hạnh phúc. Trẻ sẽ học cách kiểm soát ngôn từ của mình, đối xử tử tế và thấu hiểu với người khác.
Câu hỏi cho các bậc cha mẹ: Liệu bạn đã có công tắc cho lời nói của mình chưa?
bài đăng cùng chuyên mục
Không có bài viết nào được tìm thấy.