Từ nào trong tiếng Việt vừa có nghĩa là có, vừa có nghĩa là không? Trả lời được bạn xứng danh “ông hoàng ngôn từ”
Đây quả là câu đố nhiều thử thách, bởi từ này không chỉ có ít nhất 2 nghĩa mà còn là những nghĩa mang sắc thái đối lập.
- Đang nằm xoài ra đất ăn vạ, nhìn thấy thứ bà nội cầm trên tay, cô bé 2 tuổi có phản ứng khiến mọi người cười rũ rượi
- Tập phim “Sex and the City” này thực sự đã khiến tôi tỉnh ngộ: Đây chính là lý do con gái tôi lúc nào cũng cáu bẳn với bố mẹ!
- Một ứng viên làm đơn xin rút công nhận chức danh Phó giáo sư
Ai cũng công nhận Tiếng Việt vô cùng lắt léo. Có nhiều câu đố từ Tiếng Việt tưởng “dễ ăn của ngoại”, ai dè nhiều người còn phải tự hỏi lại “có thật mình là người Việt hay không?”. “Bà chúa từ vựng, nữ thần từ ngữ, cô gái văn chương, thiếu nữ văn học”… cũng có lúc phải chóng mặt trước độ khó nhằn của tiếng Việt mà thôi.
Từ nào trong tiếng Việt vừa có nghĩa là có lại vừa có nghĩa là không?
Đây quả là câu đố nhiều thử thách, bởi từ này không chỉ có ít nhất 2 nghĩa mà còn là những nghĩa mang sắc thái đối lập. Trả lời được bạn xứng danh “ông hoàng ngôn từ”, “chúa tể tiếng Việt”. Theo bạn, đáp án sẽ là từ gì?
Đáp án chính là chữ CHỊU (khẩu ngữ).
Đây là một từ mang rất nhiều nghĩa nhưng có 2 nghĩa được dùng trong khẩu ngữ hằng ngày mang nghĩa vừa có, vừa không này:
Nghĩa đầu tiên: Thừa nhận cái hay, cái hơn của người khác. Ví dụ: Về khả năng giao tiếp thì ai cũng phải chịu anh ta.
Nghĩa thứ hai: Tự nhận bất lực, không làm nổi. Ví dụ: Chịu, việc này tôi xin bó tay!
Nếu muốn xem trình tiếng Việt của mình tới đâu thì tham khảo thêm một số câu hỏi phía dưới nhé:
Từ nào trong tiếng Việt có nhiều chữ H nhất? => chữ NGÀNH. Nếu tách ra từng chữ, ta có ý nghĩa khác đi là NGÀN – H.
Từ “ngắn nhất” trong Tiếng Việt có bao nhiêu chữ cái? => 8 chữ cái, bao gồm các chữ cái n-g-ắ-n-n-h-ấ-t.
Có bao nhiêu chữ C trong câu sau đây: “Cơm, canh, cháo gì tớ cũng thích ăn!” => Đáp án: 1 chữ C, ở chữ “Cơm”.
Quả thật, dù là tiếng mẹ đẻ đi nữa thì Tiếng Việt với mỗi chúng ta chưa bao giờ là ngôn ngữ “dễ xơi” cả. NSƯT Xuân Bắc từng chia sẻ: “Tiếng Việt được chúng ta sử dụng thường xuyên vì đó là ngôn ngữ mẹ đẻ với mục đích đơn giản nhất là để truyền đạt. Nhưng bên cạnh đó nếu tìm hiểu kỹ hơn sẽ thấy Tiếng Việt xứng đáng được nghiên cứu và sử dụng nhuần nhuyễn, am hiểu ngọn ngành”.
bài đăng cùng chuyên mục
Không có bài viết nào được tìm thấy.