U45 ngồi xem “Sex and the City”, nước mắt tôi chảy từng dòng: Tuổi già không muốn cô đơn thì chớ dạy con kiểu này!
Bộ phim "Sex and the City" đã khiến tôi nhìn nhận lại mối quan hệ mẹ con của mình.
- Đang nằm xoài ra đất ăn vạ, nhìn thấy thứ bà nội cầm trên tay, cô bé 2 tuổi có phản ứng khiến mọi người cười rũ rượi
- Tập phim “Sex and the City” này thực sự đã khiến tôi tỉnh ngộ: Đây chính là lý do con gái tôi lúc nào cũng cáu bẳn với bố mẹ!
- Một ứng viên làm đơn xin rút công nhận chức danh Phó giáo sư
*Chia sẻ của một bà mẹ U45 nhận ra những bài học từ mối quan hệ mẹ – con “cơm không lành, canh không ngọt” của nhân vật Miranda Hobbes trong “Sex and the City“:
Tôi năm nay 43 tuổi, có một cô con gái 16 tuổi. Tôi làm về truyền thông nên thường phải đi công tác nhiều. Vì bận rộn nên tôi không dành được nhiều thời gian cho con. Nhưng bù lại, tôi nghĩ mình đã cho con đầy đủ về mặt vật chất. Con tôi được dùng những mẫu điện thoại, máy tính đời mới nhất, lúc nào cũng rủng rỉnh tiền tiêu vặt so với bạn đồng trang lứa.
Tuy nhiên, nhiều lần chồng đã “cảnh báo” tôi: “Anh nghĩ em nên giảm bớt công việc, dành nhiều thời gian cho con hơn. Anh là bố, là đàn ông, có những thứ không thể dạy con gái sát sao bằng mẹ, bằng một người phụ nữ. Đừng để sau này mẹ con xa cách lại hối hận”.
Lời “cảnh báo” của chồng cũng khiến tôi lo nhưng không quá nhiều, vì nghĩ rằng tình yêu của mình là đủ để giữ con cái bên cạnh. Tôi lo lắng cho con, hy sinh cho con, bận rộn công việc cũng vì để kiếm tiền nhiều và lo được cho con nhiều hơn. Khi lớn, con sẽ tự hiểu được điều đó và biết ơn mẹ.
Tuy nhiên mới đây trong một chuyến đi công tác, khi nằm nghỉ ngơi trong khách sạn và xem một tập phim Sex and the City, tôi mới bàng hoàng, hoảng sợ.
Sex and the City khiến tôi nhìn lại mối quan hệ mẹ con của mình
Miranda Hobbes là nhân vật mà tôi yêu thích, ngưỡng mộ nhất phim Sex and the City. Cô ấy mạnh mẽ và tự lập, có sự nghiệp thành công, là người đầu tiên trong nhóm bạn tự mua được một căn hộ tuyệt đẹp Manhattan.
Tuy nhiên Miranda không hoàn hảo. Khi xem lại tập phim về đám tang của mẹ Miranda, tôi đã phải suy nghĩ rất nhiều. Miranda và mẹ mình không thân thiết với nhau và còn có mối quan hệ khá căng thẳng.
Khi mẹ Miranda qua đời, sự đau buồn hiện rõ trong ánh mắt cô, nhưng không hẳn vì mất đi một mối quan hệ thân thiết, mà có lẽ là sự hối tiếc vì cả hai chưa từng thực sự hiểu nhau. Cô thậm chí còn thấy khó xử trong việc bày tỏ nỗi đau mất mẹ.
Và tôi bắt đầu tự hỏi: Liệu con cái tôi, trong tương lai, có nhìn tôi như cách Miranda nhìn mẹ mình không?
Tôi nhớ lại, có những lần con đi học về, con hớn hở khoe với mẹ nay ở lớp có chuyện buồn cười lắm, ở lớp có bạn này tính rất hay, nhưng tôi chỉ đáp “Thế à” rồi cũng không hỏi nhiều thêm vì còn bận việc. Hay có lần con đang say sưa kể chuyện nhóm bạn ở lớp chuẩn bị tiết mục văn nghệ 20/11 rất công phu thì tôi lại gạt đi hỏi: “Thế điểm kiểm tra vừa rồi như nào?” khiến con cụt hứng.
Có phải tôi, giống như mẹ của Miranda, cũng đang dần xây lên một bức tường vô hình giữa mình và con?
Sau chuyến công tác đó, lần đầu tiên sau nhiều năm, tôi chủ động gõ cửa phòng con để trò chuyện. Tôi đã hỏi con một câu mà tôi đã không hỏi suốt nhiều năm: “Con có nghĩ rằng mẹ là một người mẹ tốt không?”.
“Nhiều lúc con thấy mẹ giống Rô bốt. Con thấy mẹ không quan tâm con mà chỉ hàng tháng thực hiện “lệnh” chuyển tiền với hỏi điểm”, con tôi trả lời. Con cũng kể đã hoảng, tủi thân ra sao khi lần đầu đến kỳ kinh nguyệt mà mẹ đi vắng, nhắn tin thì mẹ bận không trả lời và phải gọi điện cầu cứu dì.
“Lúc đấy con thất vọng về mẹ kinh khủng! Nên sau này có chuyện gì cần thì con hỏi bố, chuyện tế nhị thì con hỏi dì”, con nói.
Tôi bắt đầu thay đổi từ hôm ấy. Tôi bớt tăng ca lại, về nhà sớm hơn, nấu những món ăn ngon cho con. Tôi không hỏi con được mấy điểm nữa, không nói về việc học hay những gì tôi mong đợi ở con mà hỏi hơn về sở thích, về bạn bè, bộ phim yêu thích của con.
Lần đầu tiên sau 16 năm, hai mẹ con tôi đi cafe, xem phim với nhau. Mọi việc ban đầu không hề thuận lợi. Ban đầu, con tôi không hề hào hứng khi đi với mẹ, thậm chí còn giả vờ có hẹn với bạn rồi để khỏi phải đi với mẹ.
Nhưng sau nhiều lần tôi cố gắng gần gũi, thể hiện sự chân thành của mình thì cháu cũng dần mở lòng hơn với mẹ. Dù những buổi đi chơi chung của 2 mẹ con chưa thực sự vui vẻ, chưa chia sẻ được nhiều nhưng ít nhất con cũng đồng ý đi chơi với mẹ chứ không còn kiếm cớ từ chối hẳn.
Tôi tin rằng, trong thời gian tới, chắc chắn tôi và con gái sẽ càng ngày càng gần gũi hơn. So với Miranda của Sex and the City, tôi thấy mình may mắn hơn rất nhiều. Vì ít nhất tôi đã nhận ra sai lầm của mình và sớm sửa chữa.
Tôi cũng nhận ra, tình yêu cần phải được nuôi dưỡng bằng sự quan tâm thật sự, bằng những hành động nhỏ nhặt nhưng ý nghĩa. Nếu không, con cái sẽ ngày càng xa cách, và khi chúng ta nhận ra điều đó, có thể đã quá muộn để thay đổi.
Tôi không muốn trở thành một người mẹ mà khi tôi không còn nữa, điều con cái nhớ về tôi chỉ là những trách nhiệm tôi từng gánh. Tôi muốn con gái nhớ về tôi như một người bạn đồng hành, một người luôn thấu hiểu và yêu thương con bằng cả trái tim.
Là một người mẹ, tôi nhận ra mình vẫn luôn có cơ hội để làm lại, để gần gũi hơn với con, miễn là tôi sẵn sàng thay đổi. Và nếu bạn cũng là một người mẹ như tôi, tôi hy vọng bạn sẽ bắt đầu hôm nay, trước khi khoảng cách giữa bạn và con mình trở nên không thể cứu vãn.
Đọc để làm cha mẹ
Tuyến bài chia sẻ với cha mẹ những câu chuyện, bài học cần lưu tâm trong quá trình nuôi dạy con cái. Mỗi đứa trẻ sinh ra đều là một món quà, một cá thể riêng biệt và duy nhất. Việc của chúng ta là tìm ra phương pháp nuôi dạy đúng đắn để trẻ khôn lớn, trưởng thành hạnh phúc!
KHÁM PHÁ
bài đăng cùng chuyên mục
Không có bài viết nào được tìm thấy.